Kiểu đồng phục thủy thủ đặc trưng với áo sơ mi trắng ngắn tay có cổ áo thủy thủ, kèm nơ hoặc cà vạt. Đồng phục kiểu phương Tây đặc trưng bởi váy xếp ly kẻ sọc, áo vest len và áo khoác cộc tay. Cả hai kiểu JK uniform kể trên đều phổ biến ở Trung Quốc.
Sự quan tâm của giới trẻ nước này với JK uniform có thể do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa thần tượng và anime Nhật Bản, trong đó nhiều nhân vật chính là học sinh trung học. Ở Trung Quốc, những người mặc đồng phục JK đa số là phụ nữ trưởng thành, trong khi học sinh trong nước phải mặc đồng phục theo quy định khi đi học. Ở những nơi khác, người theo đuổi phong cách preppy sẽ kết hợp các chi tiết trang phục để tạo ra màu sắc học đường. Nhưng ở Trung Quốc, phụ nữ muốn trang phục của họ giống đồng phục học sinh nhất có thể.
Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, là một hình ảnh đẹp, góp phần tôn lên vẻ nữ tính, sự duyên dáng, kín đáo và thanh lịch cho người mặc, thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam. Đồng phụ hiện đại là những bộ đồng phục cách tân cho phù hợp với xu hướng thời trang hiện nay nhưng cũng không quá cầu kì, kiểu cách giúp nữ sinh sẽ trở nên năng động, cá tính hơn. Tuy nhiên, mặc áo dài hay đồng phục hiện đại đều có những hạn chế riêng.
Tà áo dài thướt tha tuy đẹp nhưng đôi khi lại trở nên vướng víu, gây ảnh hưởng đến việc đi lại và những hoạt động cần sự nhanh nhẹn, năng động của nữ sinh, đặc biệt trong những ngày hè nóng nực khó chịu, hay mưa gió. Còn đối với đồng phục hiện đại có một số bộ phận nữ sinh bắt chước phong cách ăn mặc của nữ sinh nước ngoài không phù hợp với lứa tuổi, văn hóa, thẩm mĩ của người Việt Nam. Nếu có thể được kết hợp cả mặc áo dài truyền thống( vào những dịp lễ, tết) và đồng phục hiện đại( vào buổi học bình thường) thì chúng ta nên thực hiện để vừa tạo sự đa dạng, vừa giữ được nét đẹp truyền thống của con gái Việt Nam.
Trước tiên, chúng em hiểu, Áo dài không chỉ đơn giản là trang phục truyền thống mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt. Không giông như Kimono của Nhật Bán, Hanbok của Hàn Quốc, Sari của Ấn Độ, người mặc không cần tôn nhiều thời gian lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà Áo dài – trang phục truyền thống đã len lỏi vào cuộc sống hàng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục Áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường.
Nhưng, mọi chuyện không đơn giản khi ngày nào chúng em cũng mặc Áo dài trắng tới trường. Ai cũng hiểu rang: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Nói vậy có nghĩa là, đã là học sinh, tất nhiên ngoài việc học tập, khi đến trường chúng em còn tham gia rất nhiều hoạt động có tính chất vận động cao, cùng nhau tham gia các trò chơi để bạn bè thêm xích lại gần nhau. Nếu ngày nào cũng mặc áo dài, chúng em sẽ vô cùng khó khăn trong việc vận động. Có người nói rằng lí do này không chính đáng, vì là con gái thì phái rèn tính nhu mì, dịu dàng bằng cách mặc áo dài nhưng theo em, tuổi của chúng em chưa đến mức phải làm duyên làm dáng quá mức mà cần thiết nhất là được học tập và vui chơi hợp lí, khoa học. Để rèn luyện nét dịu dàng vốn có ở người phụ nữ, quan trọng phải do nhận thức của chính chúng em chứ không phải chi dựa trên việc mặc áo dài.
Không chỉ gây khó khăn trong quá trình hoạt động của chúng em, mặc áo dài vào những ngày “phụ nữ” là vấn đề mà chúng em rất lo lăng. Trong giờ học cứ phải chú ý xem “mình có bị làm sao không?” liệu chúng em có tập trung học tốt được? Chưa kể tới việc lỡ chẳng may do hoạt động mạnh, trên bộ áo dài trắng lại điểm xuyết những màu sắc không phù hợp, chúng em biết phải làm sao?
Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố lớn của cả nước. Giờ tan tầm, tình trạng ùn tắc giao thông liên tục xảy ra. Đó cũng là lúc chúng em đi học về, những chiếc xe đạp thấp thoáng tà áo dài trăng thật đẹp biết bao! Nhưng than ôi! Xe cộ đông như mắc cửi, còn có ai kịp ngắm vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính của chúng em? Mọi người chen lấn trên những con phố chật ních người. Tà áo dài lại gây thêm phần vướng víu. Đáng nói hơn là các bạn học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những vùng quanh năm mưa lũ, đến việc đi lại để tới được lớp học còn khó khăn, nói chi tới chuyện mặc áo dài?
Có vấn đề xoay quanh chuyện mặc áo dài tới lớp, những khó khăn chúng em nêu trên đây mới chỉ dừng lại ở những vâ’n đề cơ bản. Bên cạnh đó còn rất nhiều lí do như: đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, để may một lúc vài bộ áo dài mặc thay đổi tới trường lại là một áp lực lớn; những ngày mưa, đường lầy lội, áo dài trắng dễ bị dây bẩn… Vì vậy, để áp dụng việc thay bộ đồng phục của chúng em bằng chiếc áo dài truyền thông, rất mong các thầy cô xem xét kỹ và đưa ra những quyết định phù hợp.
Nói nhiều tới khó khăn không có nghĩa là chúng em không ý thức được những ưu điểm khi mặc áo dài tới lớp. Sẽ tự hào biết mấy nếu những học sinh nước ngoài nhìn thấy bộ đồng phục áo dài truyền thông của các nữ sinh Việt, một bộ đồng phục đẹp nhất, độc đáo nhất. Đồng thời đây cũng là cơ hội để nữ sinh Việt góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời buổi hội nhập với văn hóa thế giới. Vì vậy chúng em sẩn sàng “biến sự bì quan thành niềm lạc quan” để việc mặc áo dài không còn là nỗi lo mà là một niềm tự hào.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, chúng em xin được,đề suất ý kiến như sau: Nữ sinh mặc áo dài vào thứ hai hàng tuần và các ngày lễ. Những ngày còn lại, chúng em mặc đồng phục quần xanh – áo trắng. Sân trường không chỉ đẹp bởi sắc trắng của áo dài mà còn đẹp bởi sự đồng đều của những bộ đồng phục năng động, phù hợp với mọi hoạt động của chúng em.
Chúng em sẽ vô cùng tự hào khi mỗi tuần đều được một lần khoác lên mình tà áo truyền thông của dân tộc. Đó là điều mơ ước đôi với nữ sinh ở các quốc gia khác bởi chưa ở đâu lại xuất hiện một trang phục “nữ tính” và duyên dáng đến thế!.
Chắc chắn sẽ còn nhiều ý kiến khác nhau đối với vấn đề nữ sinh nên mặc áo dài hay đồng phục. Để đưa ra phương án tối ưu, đáp ứng được mong muôn của tất cả mọi người là điều không thể. Chỉ mong sao các thầy cô giáo sẽ đưa ra giải pháp hợp lý và có lợi nhát cho các em học sinh của mình.